[TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ] Khám nghiệm tử thi

Khám ngoài:

Khi tiến hành khám ngoài tử thi, cần thực hiện các bước sau:

Một là, xác định, ghi nhận vị trí, tư thế, dáng điệu của tử thi ở hiện trường; Kiểm tra, xem xét, ghi nhận các đặc điểm nhận dạng của tử thi;

Hai là, kiểm tra, xem xét đồ vật có liên quan. Đồ vật có liên quan  đến nạn nhân có thể là quần áo, giày dép, mũ nón, đồng hồ, điện thoại, túi xách, valy, chìa khóa… mà nạn nhân mang theo.

Ba là, kiểm tra các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, bằng lái xe, thẻ ATM, thẻ sinh viên, thẻ đảng, đoàn, sĩ quan… Qua đó có thể xác định nhanh chóng danh tính, lai lịch nạn nhân.

Bốn là, kiểm tra các loại tư trang, đồ đạc khác như dây chuyền, nhẫn, đồng hồ, khuyên tai, điện thoại, ba lô… Nếu có các tư trang, đồ đạc như trên thì phải ghi nhận khách quan, chi tiết.

Năm là, kiểm tra, xem xét các đặc điểm trên cơ thể tử thi; Lấy dấu vân tay của tử thi; Kiểm tra, xem xét và ghi nhận những dấu hiệu thay đổi của tử thi sau khi chết: Vết hoen, sự co cứng, sự lạnh, sự thối rữa.

Sáu là, khám kỹ các vùng: Đầu, cổ, gáy, ngực, lòng bàn tay, chân, móng tay, móng chân, các lỗ tự nhiên. Đây là một trong những nội dung rất quan trọng của giai đoạn khám ngoài. Bởi vì, đây là những vị trí hết sức nhạy cảm trong việc thu thập được dấu vết hình sự, cũng như dấu vết liên quan đến nguyên nhân chết của nạn nhân.

–  Đối với các lỗ tự nhiên thường chú ý tới bộ phận sinh dục ở nữ giới xem có dấu vết của quá trình giao cấu hay không.

–  Đối với móng tay, móng chân, lòng bàn tay, chân chủ yếu thu thập các dấu vết liên quan: dấu vết do hung thủ để lại như sợi quần áo, tế bào, vết máu trên móng tay, móng chân của nạn nhân…

Chính vì vậy, đòi hỏi khi khám những vùng này phải khám tỉ mỉ, thận trọng nhằm phát hiện các dấu vết, vật chứng và các thương tích có thể xuất hiện.

Tại các dấu vết vật chứng và các thương tích phải ghi nhận mô tả theo trình tự nhất định:

–  Loại dấu vết hoặc thương tích;

–  Hình dạng;

–  Chiều hướng chuyển động;

–  Kích thước, vị trí.

Đồng thời phải vẽ sơ đồ và chụp ảnh theo đúng nguyên tắc chụp ảnh dấu vết vật chứng.

Khám trong:

Khi tiến hành khám trong tử thi tại hiện trường vụ án, cần thực hiện các hoạt động sau:

–  Mổ sọ;

–  Mổ cổ ngực;

–  Mổ ổ bụng;

–  Lấy bệnh phẩm xét nghiệm.

Trong nhiều trường hợp để có thêm căn cứ khoa học phục vụ cho việc kết luận của các giám định viên pháp y được chính xác, khách quan, thì trong quá trình khám nghiệm tử thi cần lấy bệnh phẩm về để nghiên cứu giám định, xét nghiệm.

Các loại bệnh phẩm thường được thu thập:

Một là, lấy máu của tử thi: Dùng xi lanh lấy 200cc máu trong buồng tim của tử thi cho vào ống nghiệm sạch, có độ tinh khiết cao để bảo quản.

Hai là, lấy các chất chứa trong phủ tạng.

Ba là, lấy khoảng từ 400 – 500g phủ tạng cho vào lọ thủy tinh, rộng miệng, đậy nắp cẩn thận, các chất của những phần phủ tạng khác nhau thì để trong các lọ khác nhau. Các chất phải để riêng biệt và ghi chú đầy đủ thông tin về chất đó. Phía ngoài lọ ghi rõ: Tên vụ việc, ngày  tháng năm diễn ra, người thu thập, tên bệnh phẩm…

Bốn là, trong các trường hợp cần thiết có thể lấy trực tiếp các mảng tạng trong cơ thể của tử thi để giám định. Thường các mảnh tạng nên lấy theo hình khối khoảng 2x2x3 cm. Sau khi lấy xong phải cho ngay vào dung dịch bảo quản như: Formol; Bonin 10-12% để bảo quản.

Để được tư vấn chi tiết từ luật sư của Luật 3 Chung

Vui lòng liên hệ số hotline 085.200.8585

Hoặc liên hệ qua email: luatsu@luat3chung.vn

Bài viết liên quan