[Kỹ năng Luật sư Hình sự] Các câu hỏi hay về kỹ năng Luật sư Hình sự về tâm lý tội phạm

Câu hỏi lý thuyết

Câu 1. Trình bày một số đặc điểm chung của tâm lý người bị buộc tội và bị hại? Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa gì đối với Luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng này?

Câu 2. Trình bày kỹ năng xác định đặc điểm tâm lý riêng của người bị bắt và người bị tạm giữ?

Câu 3. Kỹ năng xác định một số đặc điểm tâm lý riêng của bị can, bị cáo?

Câu 4. Kỹ năng xác định tâm lý riêng của bị hại?

Câu 5. Hãy chỉ ra ý nghĩa trong việc xác định đặc điểm tâm lý người bị buộc tội và bị hại đối với Luật sư?

Câu 6. Kỹ năng xác định tâm lý đối với người dưới 18 tuổi khi thực hiện hành vi phạm tội?

 

Bài tập tình huống

Do quen biết Nguyễn Thị H (sinh ngày 15/10/2004) trên mạng Internet, ba đối tượng Nguyễn Văn Q (sinh ngày 10/7/2001), Đỗ Việt P (sinh ngày 16/11/2000) và Lâm Hải N (sinh ngày 17/01/2000) sau một thời gian tán tỉnh làm quen, ngày 11/6/2018 cả ba đối tượng rủ H đi chơi. Sau đó, chúng rủ H vào nhà nghỉ để quan hệ tình dục, H đồng ý. Khi vào nhà nghỉ, hai đối tượng Q và N vào nhà vệ sinh tắm, ở ngoài P gạ H quan hệ tình dục, H đồng ý. Hai người lúc này đã cởi bỏ hết quần áo, P có hành vi bên ngoài đối với H, chưa giao cấu được thì hai đối tượng mở cửa phòng vệ sinh, ném khăn tắm vào P bảo đi tắm đi và cười cợt. P và H ngượng quá, đã dậy và mặc quần áo vào sau đó H bỏ về. Tức vì thái độ của các đối tượng, H đã cùng chị gái họ đi đến cơ quan công an trình báo toàn bộ sự việc. Sau đó, ba đối tượng đã được triệu tập đến CQĐT để lấy lời khai, tại CQĐT cả ba đối tượng đều khai nhận toàn bộ diễn biến sự việc như trên. CQĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các đối tượng trên về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo Điều 146 BLHS năm 2015. VKS đã phê chuẩn quyết định khởi tố này.

Ngày 22/8/2018, VKS đã chuyển hồ sơ cùng bản cáo trạng sang TAND quận X để xét xử các đối tượng trên về hành vi theo tội danh mà VKS đã truy tố theo khoản 1 Điều 146 BLHS năm 2015.

Sau khi được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án, thẩm phán X có  nhận định: “Hai đối tượng Q và N mặc dù lúc trước đã có ý định cùng vào nhà nghỉ để giao cấu với chị H, nhưng do các đối tượng chưa giao cấu và chưa có hành vi với chị H, do đó các đối tượng không phạm tội”, với nhận định như vậy, Thẩm phán đã trả hồ sơ cho VKS, yêu cầu VKS xem xét kỹ hai trường hợp đó và giải quyết theo thẩm quyền.

  1. Là Luật sư bảo vệ cho bị hại H trong vụ án, anh (chị) hãy xác định tâm lý của H trong và sau khi các đối tượng thực hiện hành vi bị truy cứu TNHS?
  2. Với nhận định của Thẩm phán đối với diễn biến của vụ án như trên, theo anh (chị) là Luật sư bảo vệ cho bị hại, anh (chị) hãy xác định tâm lý bị hại tại phiên tòa khi nghe HĐXX nhận định như vậy?
  3. Là Luật sư bào chữa cho các bị cáo, hãy xác định tâm lý của các đối tượng: Nguyễn Văn Q (sinh ngày 10/7/2001), Đỗ Việt P (sinh ngày 16/11/2000) và Lâm Hải N (sinh ngày 17/01/2000) trước, trong và sau khi thực hiện hành vi đối với H?
  4. Hãy xác định tâm lý của các bị cáo tại phiên tòa? Anh (chị) hãy xác định tâm lý bị cáo khi nghe HĐXX nhận định về diễn biến của hành vi?

Nguồn: Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự

Lưu ý: Việc đăng tải bài viết đã thông qua điều chỉnh của tác giả và không nhằm mục đích thương mại.

Để được tư vấn chi tiết từ luật sư của Luật 3 Chung

Vui lòng liên hệ số hotline 085.200.8585

Hoặc liên hệ qua email: luatsu@luat3chung.vn

Bài viết liên quan