[ TƯ VẤN LHS – PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI] Trao đổi, đề xuất với viện kiểm sát, tòa án

Luật sư cần trao đổi, đề xuất với  hoặc Tòa án về các vấn đề đã phát hiện trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án như:

– Pháp nhân không đủ điều kiện chịu TNHS theo quy định tại Điều 75 BLHS 2015 hay hành vi của pháp nhân không đủ yếu tố cấu thành một trong các tội phạm quy định tại Điều 76 BLHS 2015 ;

Các vi phạm thủ tục tố tụng của CQĐT, VKS trong quá trình giải quyết vụ án cần khắc phục và hướng xử lý đối với các vi phạm đó;

– Các căn cứ để tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, miễn TNHS, miễn hình phạt;

– Đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tư pháp (buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra;…) hoặc các biện pháp cưỡng chế tố tụng (kê biên tài sản; phong tỏa tài khoản; tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;…) áp dụng đối với pháp nhân.

– Những vấn đề (các tình tiết) của vụ án cần phải tiến hành điều tra bổ sung để làm rõ; cần thu thập bổ sung các chứng cứ, tài liệu nào? Cần giám định lại hay giám định bổ sung, định giá lại tài sản;…

Tùy từng trường hợp cụ thể và sở trường, kinh nghiệm của từng người, Luật sư có thể lựa chọn phương thức trao đổi với VKS, Tòa án cho phù hợp (trao đổi trực tiếp hoặc bằng văn bản). Khi trình bày, trao đổi trực tiếp với VKS hoặc Tòa án, Luật sư cần chú ý cách diễn đạt, thái độ ứng xử, trình bày ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, tập trung vào những vấn đề chính, những tình tiết liên quan, không nhắc lại nội dung vụ án.

Để được tư vấn chi tiết từ luật sư của Luật 3 Chung

Vui lòng liên hệ số hotline 085.200.8585

Hoặc liên hệ qua email: luatsu@luat3chung.vn

Bài viết liên quan