[TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ] Kỹ năng của luật sư chuẩn bị cho việc tham gia phiên toà sơ thẩm trong tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

Chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa sơ thẩm là kỹ năng quan trọng cần thiết của Luật sư. Trong bước chuẩn bị này, Luật sư sẽ thực hiện các kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; thu thập, cung cấp, đánh giá và sử dụng chứng cứ; xây dựng phương án hỏi, chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Ví dụ:

Ngày 13/7/2017, ông H và Công ty cổ phần bảo hiểm BL ký HĐBH xe cơ giới có nội dung bảo hiểm cho xe cơ giới. Đối tượng bảo hiểm là chiếc xe ô tô hiệu Toyota Camry 5 chỗ ngồi, trong đó có bảo hiểm vật chất xe; giá trị tham khảo bảo hiểm là 800.000.000 đồng, tỷ lệ phí là 1,5%, phí bảo hiểm là 12.000.000 đồng, thời gian bảo hiểm là 01 năm kể từ ngày 13/7/2017. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, chiếc xe nói trên sẽ được sửa chữa tại Công ty Toyota LTK và mọi chi phí sửa chữa xe do Công ty cổ phần bảo hiểm BL thanh toán.

Vào khoảng 0h ngày 19/7/2017, tại đường Y, quận B, thành phố X đã xảy ra va chạm giữa xe ô tô do ông H điều khiển và xe Mazda CX9 do ông T điều khiển. Sau khi xảy ra tai nạn, ông H đã gọi điện báo cho ông A là người đã hướng dẫn ông ký HĐBH. Đội cảnh sát giao thông Công an quận B đã đến hiện trường, lập biên bản và kéo 02 xe về trụ sở Công an quận B giải quyết. Sáng 19/7/2017, Công ty cổ phần bảo hiểm BL cử ông A đến công an quận B chụp ảnh. Vào ngày 25/7/2017, Công an quận B lại mời ông H và ông T đến trụ sở để tiếp tục giải quyết. Do không thiệt hại gì về người nên cơ quan công an yêu cầu các bên tự thỏa thuận giải quyết, khắc phục hậu quả. Vì các bên đều có bảo hiểm cho xe ô tô nên các bên đã lập biên bản thỏa thuận cam kết tự khắc phục hậu quả và không còn thắc mắc, khiếu nại gì về vụ va chạm trên. Sau đó Công an quận B giải tỏa xe để các bên mang về tự sửa chữa. Ông H đã thông báo toàn bộ buổi làm việc cho Công ty BL và Công ty BL hướng dẫn ông H đem xe về Công ty Toyota LTK để sửa chữa. Tại đây, trước sự chứng kiến của đại diện Công ty BL và ông H, Công ty Toyota LTK đã báo giá sửa chữa chiếc xe ô tô với số tiền là 94.893.355 đồng. Ngày 11/8/2017, Công ty Toyota LTK xuất hóa đơn sửa chữa đúng với số tiền nêu trên và ông H đã trả số tiền này. Sau đó, ông H yêu  cầu Công ty BL thanh toán số tiền trên thì Công ty BL có công văn ngày 31/8/2017 với nội dung từ chối trả tiền bảo hiểm với lý do ông H và ông T đã tự thỏa thuận giải quyết trong vụ án trên.

Vì thế, ông H khởi kiện Công ty BL ra Tòa án yêu cầu Công ty BL thanh toán tiền bảo hiểm với số tiền là 94.893.355 đồng. Sau khi nhận đơn, Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý giải quyết vụ án.

Qua các tình tiết, có thể thấy quan hệ tranh chấp ở đây là tranh chấp về số tiền bảo hiểm và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả tiền bồi thường đối với xe ô tô bị tai nạn giao thông giữa bên được bảo hiểm và DNBH trong HĐBH thiệt hại vật chất xe cơ giới, là một loại HĐBH phi nhân thọ có đối tượng là tài sản.

Vì thế, để bảo vệ được quyền lợi cho khách hàng, trước hết Luật sư phải hiểu rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến HĐBH thiệt hại vật chất xe cơ giới và nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất cho xe cơ giới, đó là:

– Điều kiện phát sinh hiệu lực HĐBH thiệt hại vật chất xe cơ giới;

– Đối tượng và phạm vi bảo hiểm;

– Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm;

– Giám định và bồi thường tổn thất;

– Nguyên tắc bồi thường tổn thất;

Nghĩa vụ của các bên…

Để được tư vấn chi tiết từ luật sư của Luật 3 Chung

Vui lòng liên hệ số hotline 085.200.8585

Hoặc liên hệ qua email: luatsu@luat3chung.vn

Bài viết liên quan