DNBH thường đóng vai trò là bị đơn trong hầu hết các vụ án về HĐBH phi nhân thọ liên quan đến yêu cầu khởi kiện đòi DNBH chi trả tiền bảo hiểm/bồi thường. Do đó, kỹ năng của Luật sư bảo vệ cho bị đơn là DNBH sẽ được tập trung vào loại tranh chấp liên quan đến yêu cầu khởi kiện này.
Đối với vụ án liên quan đến chi trả tiền bảo hiểm/bồi thường, Luật sư của bị đơn có thể sử dụng các chứng cứ sau để lập luận phản bác lại yêu cầu khởi kiện về chi trả tiền bảo hiểm/bồi thường của nguyên đơn theo mức độ ưu tiên lựa chọn:
(i) Chứng cứ chứng minh DNBH không phải bồi thường;
(ii) Chứng cứ chứng minh số tiền bảo hiểm/bồi thường ít hơn so với yêu cầu khởi kiện.
Chứng cứ chứng minh DNBH không phải bồi thường
– Luật sư chứng minh HĐBH vô hiệu.
– Luật sư chứng minh DNBH có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. DNBH có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với BMBH mà không cần phải bồi thường những thiệt hại phát sinh cho BMBH từ việc đơn phương chấm dứt HĐBH trong những trường hợp sau: BMBH cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết HĐBH để được trả tiền bảo hiểm/bồi thường hoặc không thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH trong quá trình thực hiện HĐBH theo yêu cầu của DNBH; BMBH không chấp nhận tăng phí bảo hiểm khi DNBH tính lại phí bảo hiểm do có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng rủi ro được bảo hiểm (DNBH phải thông báo ngay bằng văn bản cho BMBH biết); trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm dù đã hết thời gian được gia hạn. Khi đơn phương chấm dứt HĐBH, Luật sư tư vấn cho DNBH có quyền thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện HĐBH.
– Luật sư chứng minh thiệt hại xảy ra không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong HĐBH; hoặc không nằm trong thời hạn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
– Luật sư lưu ý trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường cho DNBH trong HĐBH trách nhiệm dân sự đó là: DNBH chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm khi có yêu cầu bồi thường của người thứ ba. Nếu đã phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng người thứ ba không đòi người tham gia bảo hiểm phải bồi thường, thì DNBH cũng không phải chịu trách nhiệm đối với người tham gia bảo hiểm.
– Luật sư lưu ý trường hợp HĐBH tài sản trên giá trị để DNBH có thể hủy bỏ hợp đồng hoặc có quyền bồi thường theo giá trị thực tế của tài sản. Điều này được quy định trong Luật KDBH như sau: “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm”.
Chứng cứ chứng minh số tiền bảo hiểm/bồi thường ít hơn so với yêu cầu khởi kiện.
Luật sư có thể sử dụng tổng hợp các chứng cứ sau:
– Luật sư sử dụng nguyên tắc chi trả bồi thường là thiệt hại thực tế xảy ra khi có sự kiện bảo hiểm. Vì vậy, Luật sư cần thu thập các chứng cứ chứng minh rủi ro thực tế thấp hơn mức yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Khi giải quyết yêu cầu đòi bồi thường của BMBH, Luật sư phải xác minh những thông tin về giám định phần tài sản thiệt hại, trao đổi về những chi phí cần thiết, thực tế, hợp lý để sửa chữa, thay thế, tái tạo lại tài sản nhằm đưa tài sản được bảo hiểm trở về tình trạng không tốt hơn trước khi xảy ra sự kiện bảo hiểm… Trường hợp phải thay mới bộ phận tài sản trong quá trình sửa chữa, nếu hợp đồng không có thỏa thuận gì khác thì Luật sư tư vấn cho khách hàng về quyền khấu trừ phần giá trị khấu hao của bộ phận tài sản bị thay thế. DNBH chỉ phải bồi thường toàn bộ chi phí thay mới trong trường hợp BMBH đã có thỏa thuận với DNBH theo điều, khoản không khấu trừ khấu hao thay thế. Luật sư có thể kiểm chứng thiệt hại thực tế phải chi trả qua các biên bản giám định tài sản bị thiệt hại, các hóa đơn thanh toán cho việc sửa chữa, thay thế tài sản; các hóa đơn, chứng từ về chi trả tiền viện phí…
– Luật sư cần phải vận dụng nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm trùng để giảm số tiền bảo hiểm/bồi thường cho DNBH. Trường hợp chứng minh được bảo hiểm trùng liên quan đến sự gian lận của người tham gia bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm thì DNBH có quyền hủy bỏ hợp đồng. Trường hợp DNBH chấp nhận bồi thường thì trách nhiệm bồi thường của mỗi DNBH sẽ được phân chia theo tỷ lệ trách nhiệm mà họ đảm nhiệm. Tuy nhiên, Luật sư cần lưu ý tới tình huống trong bảo hiểm trùng trách nhiệm dân sự, đó là trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm đồng thời của cả HĐBH trách nhiệm dân sự lẫn HĐBH tài sản. Cụ thể, là trường hợp tài sản của bên thứ ba của HĐBH trách nhiệm dân sự lại đang được bảo hiểm bằng một HĐBH tài sản. Nói cách khác, tổ chức, cá nhân có lỗi trong thiệt hại của đối tượng bảo hiểm của HĐBH tài sản lại là bên được bảo hiểm của HĐBH trách nhiệm dân sự. Trong tình huống này, thông thường DNBH của HĐBH tài sản sẽ bồi thường và vận dụng thế quyền đòi người có lỗi, sau đó HĐBH trách nhiệm dân sự sẽ bồi thường thỏa thuận của HĐBH trách nhiệm dân sự. Về hình thức bồi thường, DNBH bồi thường cho bên được bảo hiểm hoặc theo yêu cầu của bên được bảo hiểm, DNBH có thể bồi thường trực tiếp cho bên thứ Trừ khi pháp luật có quy định khác, bên thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu DNBH trả tiền bồi thường.
– Luật sư cần chứng minh thiệt hại của bên được bảo hiểm do một phần trách nhiệm của bên thứ ba có lỗi. Chứng cứ chứng minh đó được thể hiện qua biên bản hiện trường tai nạn, xác nhận của cơ quan công an địa phương nơi xảy ra tai nạn… Khi xuất hiện người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho tài sản, sức khỏe, tính mạng của bên được bảo hiểm, Luật sư cần tư vấn cho DNBH sử dụng nguyên tắc thế quyền hợp pháp để giải quyết tranh chấp. Trường hợp loại trừ của nguyên tắc: DNBH không được yêu cầu người thứ ba vô ý gây ra thiệt hại là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn số tiền bảo hiểm56. Vận dụng trường hợp loại trừ này, Luật sư có thể tư vấn cho DNBH vẫn được quyền yêu cầu người thứ ba dù người thứ ba đó là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người được bảo hiểm miễn là chứng minh được người thứ ba cố ý gây ra thiệt hại.
Khi áp dụng nguyên tắc thế quyền hợp pháp, Luật sư có thể khai thác sự vi phạm nghĩa vụ có thể xảy ra của BMBH để giúp DNBH giảm số tiền bồi thường cho bên được bảo hiểm. Theo quy định của pháp luật, khi DNBH đã chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm thì BMBH có nghĩa vụ chuyển cho DNBH quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà DNBH đã thay người thứ ba trả cho người được bảo hiểm. Nếu BMBH không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ này thì DNBH có quyền khấu trừ số tiền bồi thường theo mức độ lỗi của BMBH. Trường hợp xảy ra tranh chấp với bên thứ ba có lỗi gây thiệt hại, DNBH có thể yêu cầu BMBH thực hiện những công việc cần thiết nhằm khởi kiện người thứ ba để yêu cầu bồi thường.
Ngoài ra, để đưa ra chính xác yêu cầu khởi kiện hoặc ý kiến phản bác, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan về số tiền bảo hiểm, số tiền bồi thường, Luật sư cần vận dụng một số điều, khoản làm giảm hoặc loại trừ trách nhiệm sau: điều, khoản về mức miễn bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ (ví dụ, tỷ lệ bảo hiểm dưới giá trị áp dụng khi xác định HĐBH dưới giá trị, tỷ lệ bồi thường thỏa thuận, tỷ lệ theo phí đã nộp áp dụng trong trường hợp có sai sót, nhầm lẫn trong cung cấp thông tin…).
Để được tư vấn chi tiết từ luật sư của Luật 3 Chung
Vui lòng liên hệ số hotline 085.200.8585
Hoặc liên hệ qua email: luatsu@luat3chung.vn