Trên thực tế, người yêu cầu TAND giải quyết tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động bao giờ cũng là người lao động. Điều này có nghĩa người lao động là nguyên đơn và người sử dụng lao động là bị đơn trong quá trình TAND giải quyết tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Tâm điểm của tranh chấp bao giờ cũng xoay quanh vấn đề người lao động cho rằng mình bị xử lý vi phạm kỷ luật lao động trái pháp luật, vì vậy người lao động đã đề nghị TAND tuyên quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với mình là trái pháp luật (hoặc yêu cầu hủy quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao động của người sử dụng lao động), khôi phục lại mọi quyền lợi cho mình, bao gồm cả việc yêu cầu người sử dụng lao động bồi thường thiệt hại.
Theo Điều 84 Bộ luật Lao động năm 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007), có các hình thức kỷ luật lao động: khiển trách; chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc kéo dài thời hạn nâng lương trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức; sa thải. Từ ngày 01/5/2013, theo Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2012 và Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được áp dụng hình thức kỷ luật chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng. Tất cả các hình thức kỷ luật này đều đã được người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động và đều đã xảy ra bất đồng, tranh chấp. Tuy nhiên trên thực tế, những tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động mà người lao động khởi kiện ra TAND nếu có thì hầu hết là tranh chấp về hình thức kỷ luật theo hình thức sa thải và nó đã trở thành loại tranh chấp phổ biến trong các loại tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động tính đến thời điểm hiện nay.
Để được tư vấn chi tiết từ luật sư của Luật 3 Chung
Vui lòng liên hệ số hotline 085.200.8585
Hoặc liên hệ qua email: luatsu@luat3chung.vn