[TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ] Kỹ năng của luật sư đối đáp của luật sư tại phiên tòa sơ thẩm trong tranh chấp thừa kế

Theo quy định của pháp luật, sau phát biểu quan điểm tranh luận là phần đối đáp của các bên đương sự. Để thực hiện tốt việc đối đáp, trúng chủ đề và đúng quá trình diễn biến của các phần trình bày, hỏi, tranh luận, Luật sư phải có kỹ năng lắng nghe, ghi chép, tổng hợp. Trước hết, Luật sư bảo vệ quyền lợi cho cả bên nguyên đơn và bên bị đơn đều phải xác định được phạm vi đối đáp. Phạm vi các vấn đề cần đối đáp trong vụ án thừa kế phụ thuộc vào quá trình tranh luận. Sau khi các bên kết thúc tranh luận, Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn là người đối đáp trước về những vấn đề Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bên bị đơn (hoặc bị đơn) tranh luận. Theo ví dụ trên, sau khi bên bị đơn kết thúc phần tranh luận, phạm vi các vấn đề Luật sư bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn sẽ đối đáp là: nguồn gốc di sản thừa kế, về vấn đề tôn tạo di sản thừa kế của bên bị đơn; công sức quản lý, duy trì di sản thừa kế của bên bị đơn; yêu cầu chia di sản thừa kế bằng hiện vật của bên nguyên đơn. Trong những vấn đề thuộc phạm vi đối đáp có thể có những vấn đề thống nhất hoặc không thống nhất với bên bị đơn hoặc không thống nhất tất cả các vấn đề. Điều này tùy thuộc vào từng vụ án thực tế mà Luật sư tham gia. Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn sau khi bên nguyên đơn kết thúc đối đáp cũng cần có kỹ năng “khoanh vùng” phạm vi các vấn đề tiếp tục đối đáp. Nếu thống nhất được vấn đề nào với bên nguyên đơn sẽ không đối đáp lại, chỉ tiếp tục đối đáp những vấn đề mà các bên còn tranh chấp. Ở ví dụ trên, nếu sau khi nghe bên bị đơn tranh luận, Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn thống nhất được về vấn đề tôn tạo di sản thừa kế sẽ phát biểu thống nhất với nguyên đơn và không đối đáp về vấn đề này mà tập trung đối đáp các vấn đề còn lại (nguồn gốc di sản thừa kế; công sức quản lý, duy trì di sản thừa kế của bên bị đơn; yêu cầu chia di sản thừa kế bằng hiện vật).

Quá trình đối đáp của Luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bên đương sự cũng phải đánh giá, sử dụng chứng cứ trong hồ sơ vụ án thừa kế, tại phiên tòa và viện dẫn quy định của pháp luật làm căn cứ cho nhận định, kết luận và đề xuất của mình. Cần lưu ý, nếu đối đáp nhiều lần về một vấn đề nhưng không có nội dung khác với những lần đối đáp trước sẽ dẫn đến trùng lặp, không cần thiết.

Luật sư nên trình bày ngắn gọn và đối đáp thẳng vào vấn đề, đồng thời nếu cần thiết dùng ngay lập luận của chính Luật sư bảo vệ quyền lợi cho đương sự đối lập để phản bác lại. Trong bất kỳ trường hợp nào thì Luật sư cũng phải tôn trọng sự điều khiển của chủ tọa phiên toà, tránh tình trạng “tranh cãi tay đôi” với những người tham gia tranh luận. Cuối cùng, Luật sư kết luận và đề xuất với Hội đồng xét xử về từng vấn đề đối đáp.

Quá trình tranh luận, đối đáp nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử trở lại việc hỏi; sau khi hỏi xong thì tiếp tục tranh luận, đối đáp.

Để được tư vấn chi tiết từ luật sư của Luật 3 Chung

Vui lòng liên hệ số hotline 085.200.8585

Hoặc liên hệ qua email: luatsu@luat3chung.vn

Bài viết liên quan