[TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ] Kỹ năng xác định thẩm quyền của Tòa án

Lần đầu tiên gặp Luật sư, khách hàng thường dành phần lớn thời gian để trình bày về vụ việc của mình. Thông thường đây là các thông tin một chiều. Tuy vậy, có thể những lần tiếp xúc sau, khách hàng sẽ có nhiều gọt rũa, lược bớt các nội dung mà họ cho là không cần thiết hoặc không có lợi cho họ. Vì vậy, việc ghi chép để giữ lại những “thông tin sạch” trong lần đầu tiếp xúc khách hàng là rất quan trọng mà từ những thông tin này có thể giúp Luật sư khai thác thêm được những thông tin quan trọng khác. Khi nghe và ghi chép các thông tin ban đầu, Luật sư nên cẩn trọng trong việc khẳng định những điểm mà Luật sư cho là khách hàng có thể bị nhầm lẫn hoặc chưa suy nghĩ chín chắn. Những “ngụy biện” ban đầu của khách hàng cũng phải được Luật sư

Ví dụ

Vụ tranh chấp giữa bà Trần Lan H và cụ Nguyễn Thị B:

Cụ Trần Văn K và cụ Nguyễn Thị B (cụ K chết từ lâu) được cha, mẹ để lại cho mảnh đất có diện tích là 709 m2 tại xã T, huyện L, tỉnh TG và do cụ B đứng tên trong sổ địa chính của xã. Bà H là con gái đầu của hai cụ, lấy chồng nhà kế bên. Từ những năm 1988 đến năm 1990, vợ chồng bà H đã san lấp ao, quản lý sử dụng diện tích đất là 129 m2 nằm trong mảnh đất có diện tích 709 m2 nói trên và xây nhà tạm trên diện tích đất đó mà cụ B không có ý kiến gì. Nay bà H muốn khởi kiện cụ B tại TAND huyện L, tỉnh TG yêu cầu được tách mảnh đất có diện tích là 129 m2 để đứng tên bà hoặc yêu cầu cụ B thanh toán cho bà tiền san lấp ao và giá trị công trình xây dựng trên đất đó.

làm rõ ngay để tránh phải mất thời gian vì những thông tin đó sau này. Để tư vấn phương hướng giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất cho khách hàng, trước tiên phải xác định được quan hệ tranh chấp. Do đó, sau khi tiếp cận vụ việc do đương sự cung cấp, cần đặt ra các câu hỏi mang tính pháp lý để xác định thời điểm xác lập giao dịch hay phát sinh tranh chấp, yêu cầu cụ thể của các đương sự để từ đó, xác định được văn bản áp dụng giải quyết tranh chấp (điều luật, văn bản pháp luật), xác định tranh chấp có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự hay không? Việc giải quyết tranh chấp đất đai phụ thuộc vào quy định của pháp luật từng thời kỳ.

Khi tư vấn cho bà H trong vụ tranh chấp trên, Luật sư cần phân tích cho bà xác định rõ được: nếu yêu cầu được tách mảnh đất có diện tích là 129 m2 để đứng tên bà sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Hơn nữa, yêu cầu đưa ra cần dứt khoát, cụ thể, không nước đôi, đặc biệt cần làm rõ yêu cầu khởi kiện của khách hàng là đòi đất, đòi nhà hay giá trị quyền sử dụng đất, giá trị căn nhà hoặc thanh toán giá trị quyền sử dụng đất. Sau khi nghiên cứu các văn bản pháp luật, Luật sư cần cân nhắc để đưa ra yêu cầu phù hợp với pháp luật và có lợi nhất cho khách hàng.

Đặc trưng cơ bản khi xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Luật sư phải có sự phân biệt giữa thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của Tòa án và thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của các cơ quan hành chính. Đồng thời, để xác định chính xác thẩm quyền, Luật sư cũng phải phân biệt rõ tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự với các quan hệ khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.

Cơ sở để xác định chính xác thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, trước tiên cần dựa trên việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp của vụ án thuộc loại tranh chấp đất đai nào? Theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự thường thuộc các quan hệ tranh chấp nằm ở một trong hai trường hợp tranh chấp sau: (i) Tranh chấp đất đai mà trên đất không có tài sản; và (ii) Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Trong mỗi trường hợp trên lại chia thành bốn dạng: (i) Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất; (ii) Chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; (iii) Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về đất, tài sản gắn liền với đất; (iv) Thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Theo điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015, đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Do đó, tranh chấp đất sẽ do Tòa án nơi có đất có thẩm quyền giải quyết. Nếu đất đai có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các diện tích đất giải quyết (điểm i khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015). Tuy nhiên, sau khi xác định tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, Luật sư cần hỏi rõ để xác định tranh chấp có liên quan đến đương sự, kể cả người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đang ở nước ngoài không? Nếu tranh chấp có liên quan đến đương sự, kể cả người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đang ở nước ngoài thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh nơi có đất tranh chấp. Ngoài ra, cần lưu ý về thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh khi áp dụng Điều 34 BLTTDS 2015.

Để được tư vấn chi tiết từ luật sư của Luật 3 Chung

Vui lòng liên hệ số hotline 085.200.8585

Hoặc liên hệ qua email: luatsu@luat3chung.vn

Bài viết liên quan